This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

MỘT VÀI KHÁC BIỆT GIỮA 2 NGÔN NGỮ NHẬT VIỆT

MỘT VÀI KHÁC BIỆT GIỮA 2 NGÔN NGỮ NHẬT VIỆT
 MỘT VÀI KHÁC BIỆT GIỮA 2 NGÔN NGỮ NHẬT VIỆT

Mục đích của bài viết này không có ý định đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ của hai đất nước, mà chỉ là một chút quan sát với góc cạnh mà bình thường ít ai để ý tới chúng mà thôi. Do đó bài viết không đặt nặng tính học thuật lắm
 

Phần I. Người ta nói con người không ai thấy được gương mặt của mình. Người ở Tokyo chả khi nào trèo lên tháp Tokyo cả mà chỉ có người từ nơi khác đến hiếu kỳ mới trèo lên mà thôi. Điều này ở mặt nào đó thì rất đúng, nó thể hiện rõ qua nhiều khía cạnh như văn hóa, tập quán và đặc biệt là ngôn ngữ.

Nhiều dân tộc không có thói quen tự ý thức về tiếng nói của mình. Phần lớn người ta vẫn nói theo thói quen, đời trước dạy thế nào thì đời sau bắt chước chứ ít bỏ công ra mà suy sét cái mình đang dùng.


Hẳn là người Việt cũng thế, nhiều khi họ nói mà không để ý xem mình đang nói điều gì. Trong tiếng Việt cũng có khá nhiều điểm lý thú nhưng nếu không dụng tâm quan sát thì không thấy được. Nhưng người ngoại quốc khi học tiếng Việt thì họ lại chú ý tới những điểm lạ của tiếng Việt mà người bản xứ chả mấy ai ngờ.


Một người Nhật khi học tiếng Việt đã tự hỏi, tại sao bố tương đương với ba, cha, mẹ tương đương với má. Thế tại sao nói "ba mẹ", "ba má", "cha mẹ", "bố mẹ" mà không nói "bố má" hay "cha má" ?


Lại nữa, "ba" , "má" là yếu tố miền Nam, "bố", "mẹ" là yếu tố miền Bắc. Vậy tại sao một từ Nam lại đi chung với một từ Bắc được như trong "ba mẹ" nhỉ?


Khi đựoc hỏi thế này, nhiều người Việt không biết đáp làm sao, bởi bản thân họ cũng chưa từng nghĩ đến điều này.


+ Có thể nhiều người sẽ cho đây là chuyện tầm phào, nhưng có một thắc mắc thế này.


"The pig" trong tiếng Anh thường được người miền Bắc dịch là con lợn, và con heo đối với người miền Nam. Lợn hay heo thì cũng chỉ là hai cách gọi khác nhau của hai miền chỉ cùng một con vật. Nhưng người Bắc (chính thống) thì không chấp nhận có từ "heo" trong từ điển tiếng Việt và người Nam cũng thế, không biết có từ "lợn" trong tiếng Việt.


Nhưng mâu thuẫn là.....khi dịch từ "dolphin" sang tiếng Việt thì cả hai đều cho rằng đó là...cá heo, chứ không phải cá lợn.


Vâng, có con lợn, không có con heo nhưng lại có cá heo chứ không có cá lợn hay cá nhợn hay cá lợn nhợn.


Buồn cười là bây giờ bật TV lên, thấy rất nhiều phim Bắc kỳ sản xuất, toàn diễn viên xinh đẹp đất thủ đô, phát âm đặc chất giọng đất ngàn năm văn hiến nhưng thỉnh thoảng lại chen vào một số từ miền Nam. Nghe người Bắc, phát âm giọng Bắc nhưng lại cứ hay nói "ba má", "con heo" thấy nó sao sao ấy. Bối cảnh bộ phim chẳng liên quan gì đến miền Nam cả, thế mà diễn viên (chắc là vô ý thức) lại nói theo kiểu miền Nam trong khi chất giọng đặc Bắc kỳ. Có lẽ đây là hiện tượng xâm thực văn hóa, xâm thực ngôn ngữ bắt nguồn từ lý do kinh tế?

Ai cũng thấy mảnh đất Sài Gòn là đầu tàu kinh tế của cả nước, vì thế nên ảnh hưởng của nó đến những vùng miền khác quá lớn. Thành ra người Bắc tự trong ý thức họ cũng đã điều chỉnh theo lối nói của người miền Nam mà không hề hay biết. Giống như hiện tượng tiếng Anh đang xâm lược địa cầu hiện nay?

Nhưng dù gì thì chất giọng Bắc kỳ cũng vẫn cứ là đáng yêu nhất, chuẩn nhất và dễ nghe nhất. Còn gì bằng khi nghe giọng nói của "cô Bắc kỳ nho nhỏ".... Giọng con gái miền Bắc tuyệt vời!!


+ Hôm nọ khi đang đọc vài thứ linh tinh thì bất ngờ thấy đọc điều này. Lại là bất ngờ.

Có câu tiếng Anh như thế này "he suddenly attacked me"
Nhiều người dịch là "hắn bất ngờ tấn công tôi"
Người khác lại cho là "hắn thình lình đánh tôi"
Một số khác lại dịch "hắn bất thình lình đánh tôi"

Đến đây tự dưng lại thấy lạ. Không hiểu mình có hiểu sai hay không mà từ thình lình ở đây được dùng với nghĩa là bất ngờ, bất ý, không báo trước mà làm. Thế nhưng ở câu dưới người ta lại dùng với tiếp đầu ngữ "bất" mang nghĩa phủ định lại từ "thình lình". Nhưng thực sự thì "thình lình" và "bất thình lình" lại đồng nghĩa với nhau.


Thường thì tiếp đầu ngữ "bất" đi liền với từ nào thì nó phủ định lại từ ấy, chẳng hạn

hiếu -bất hiếu
trung- bất trung

Thế nhưng ở đây lại thấy quan hệ không tương phản giữa

thình lình - bất thình lình

Vậy là sao nhỉ ?


Bàn thêm, trong tiếng Việt thì tiếp đầu ngữ "bất" và "vô" (yếu tố Hán Việt) đi trước từ ngữ mang ý nghĩa phản lại từ đấy, phủ định nó. Chẳng hạn như


Vô minh, vô ngã, vô tâm, vô thần, vô giáo dục,...

Bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, bất tài,........

Khi hỏi nhiều người, trong đó có cả sinh viên đại học, nhiều người có học vị rằng khi nào thì dùng "bất" và khi nào thì dùng "vô" thì phần lớn họ không trả lời được. Quả là con người không ai thấy mặt mình thật.

Đồng ý là những điều này sách vở nhà trường không hề dạy, và nhiều điều khác nữa nhưng chỉ cần để tâm một chút thôi thì sẽ không khó thấy.

+ Thức khuya đọc sách thánh hiền cũng là một cái thú của nhân sinh. Nhưng nếu có mẹ thì thật là phiền vì bà thường hay lo lắng cho sức khỏe của con cái. Ngẫm lại thì thấy "khuya" cũng là một từ độc đáo trong tiếng Việt vì phát âm của nó. Hình như nó là từ duy nhất có phụ âm với "uya". Con nít thường quen với "ia" vì nó dễ phát âm hơn. Mà về mặt ý nghĩa thì từ này cũng có điểm đáng nói


- Đã mười hai giờ rồi đấy. Khuya rồi đấy con đi ngủ đi.

- Vâng ạ.

Rõ ràng trong hội thoại này thì từ "khuya" mang nghĩa muộn rồi, không còn sớm nữa. Khuya = muộn (A)


Thế nhưng hai võ sĩ đánh nhau, võ sĩ A thua mất mạng nên con trai đi tìm võ sĩ B để báo thù. Võ sĩ A gườm mắt nhìn cậu thiếu niên


- Hừ muốn báo thù à. Với trình độ của mày thì còn khuya nhé. (Một phần lớn dân chúng Việt Nam nói như thế này)


Ở đây lại xuất hiện từ "khuya". Nó mang nghĩa còn rất sớm, còn lâu mày mới bằng tao. Khuya = rất sớm, còn sớm, còn lâu (B)


Từ (A) và (B), thêm một chút lý sự cùn thì ta có


Khuya = muộn

Khuya = rất sớm

Từ đó đưa đến muộn = rất sớm.


Một phương trình độc đáo của tiếng Việt dưới góc nhìn của một kẻ gàn dở


+ Ngày xưa nghe một người nói rằng trong các văn kiện ký kết giữa các quốc gia thì người ta dùng tiếng Pháp. Ở Việt Nam vẫn thế vì tiếng Pháp có độ chính xác cao còn tiếng Việt thì không. Không biết tiếng Pháp nên không rõ thế nào nhưng về phần tiếng Việt thì khi ngẫm lại không phải là không có những điểm làm người ta khó hiểu. Một trong những điểm này chính là cách sử dụng trợ từ của tiếng Việt. Nó làm cho người ngoại quốc, điển hình là người Nhật cảm thấy rất khó nắm bắt được.


Khi một sự gì đó xảy ra ở đâu đó thì trong tiếng Anh dùng trợ từ "at", "in",...đứng trước danh từ chỉ nơi chốn đó. Chẳng hạn


There's a dog in the garden


(có con chó trong vườn)


Trong tiếng Nhật thì đó là trợ từ "ni" và "de". Còn trong tiếng Việt?


Không cứ gì cả. Như câu trên, trợ từ nơi chốn ở đây là "trong". (trợ từ tùy theo cá nhân mà có thể có những tên gọi khác, chẳng hạn như giới từ). Nhưng cũng có người nói rằng


"Có con chó ngoài vườn"


Vậy hóa ra trong = ngoài? Thực ra đây chỉ là một cách diễn đạt phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người nói. Nói một cách chính xác thì là "ở trong vườn".


Thế nhưng thường thì người Nhật sẽ hiểu câu "có con chó (ở) ngoài vườn" là có một cái vườn được bao bọc bởi bốn bức tường, và con chó nằm bên ngoài cái vườn đó. Vì nếu học không đến chốn thì rất dễ đánh đồng từ "ngoài" ở đây với "soto" trong tiếng Nhật.


Đây cũng là một vấn đề đối với người ngoại quốc học tiếng Nhật vì những ảo tưởng đồng nghĩa như thế nếu không có sự định nghĩa một cách từ điển về từ ngữ đó.


Tương tự câu "trên trời có đám mây đen" thì nhiều người sẽ hiểu rằng phía 'trên" của trời có đám mây. Không hiểu bên "trên" của trời còn có gì nữa nhỉ, tò mò quá ().


"Trong nhà" thì được hiểu chính xác là bên trong căn nhà, nhưng "dưới đất" hay "ngoài đường" thì lại được hiểu với ý rằng bên dưới, bên ngoài của cái danh từ được nói ở đây.


Đấy, đâu phải chỉ có người Việt mới thấy khó khi học ngoại ngữ, mà người ngoại quốc cũng rất khó khăn khi học tiếng Việt. Có lẽ phải mất một thời gian dài mới quen được.


+ Trong việc giáo dục tiếng Việt có một điều vô lý mà đa phần người dân Việt đều mặc nhiên chấp nhận, không nghĩ ngợi gì.


Thế hệ của tôi, thuở mới bắt đầu đi học được cô giáo dạy cho những chữ cái đầu tiên, bắt đầu là a (a), b (bờ), c (cờ), d (dờ),......

Bảng chữ cái này đã ăn sâu vào trong đầu óc non nớt của lũ trẻ như nét mực tàu chảy trên tấm lụa trắng. Thế nhưng khi vào cấp hai, môn toán hình học được đưa vào giảng dạy và cũng từ đó mà chúng tôi được biết đến một khái niệm mới, nhưng vô cùng quen thuộc tuy chưa từng được dạy dỗ về nó bao giờ cả. Đó là những tam giác ABC (a bê xê), những đoạn thẳng A Bê, Xê Dê,....
Không một đứa học trò nào thắc mắc, trừ một đứa là tại sao lại tồn tại đến hai cách đọc khác nhau của cùng một hệ thống chữ. Người ta chỉ dạy A Bờ Cờ nhưng cớ sao sau này thầy dậy (tất cả giáo viên của môn này) toán hình lại cho đó là A Bê Xê? Phải chăng thế hệ thầy được giáo dục như thế?
Nếu điều này là đúng thì toàn bộ họ đã đi ngược lại với chủ trương giáo dục của bộ, vì bộ dạy cho học trò là Bờ Cờ Dờ Đờ chứ không phải Bê Xê Dê Đê. Nhưng tại sao không ai hỏi gì đến họ? Không biết trẻ con bây giờ thế nào chứ sách giáo khoa của thế hệ tôi, tìm nát cả cũng chẳng thấy chỗ nào ghi là A Bê Xê. Chỉ có A Bờ Cờ mà thôi.

Nhưng phải nói là A Bê Xê nghe lọt tai hơn A Bờ Cờ, và có vẻ trí thức hơn. Nghe đâu lối đọc A Bê Xê đã có từ thời Pháp thuộc, sau này người ta mới bỏ nó đi và phổ cập cái thứ chữ A Bờ Cờ. Đến bây giờ họ lại quay về với A Bê Xê. Đúng là đi dăm bước lại trở về chốn cũ. Nhưng chỉ là sự quay lại trong ý thức, vì hình như đến bây giờ trẻ con cũng phải học A Bờ Cờ thì phải.

Không một văn bản chính thức nào công bố là bỏ lối đọc A Bờ Cờ, sử dụng lại A Bê Xê cả. Đây là điều khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ngày xưa ở Nhật người ta sử dụng hệ thống chữ Hán phức tạp, sau này chính phủ ra lệnh cải cách bỏ đi rất nhiều thứ cũ kỹ mà thay bằng chữ đơn giản, dễ viết dễ đọc hơn. Tất cả đều được thông báo chính thức cho mọi người dân làm theo.

Nhưng cũng không thể phủ nhận ưu điểm của hệ thống A Bờ Cờ. Nó tránh được một số lỗi chí mạng của A Bê Xê.

Chẳng hạn, nếu C đọc là "cờ" thì CA được đọc là "cờ a ca", có lý vô cùng.
Nhưng nếu C được đọc là "xê" thì CA lại đọc là "xê a ca", rất vô lý vì "xê a xa" mới hợp!

Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống A Bờ Cờ dân dã hơn, phù hợp với đại đa số người dân ít được học hành vào giai đoạn lịch sử đó, kéo dài đến cả chục năm sau này. Khi đã giàu có lên, thông thái hơn thì người ta thầm quay lại với A Bê Xê cũng là điều dễ hiểu!


Phần II. Tuy là yếu tố ngoại lai nhưng từ Hán Việt lại đóng một vai trò rất lớn trong tiếng Việt. Nếu bỏ yếu tố này đi thì rất rất nhiều từ trong tiếng Việt sẽ không biết phải diễn đạt làm sao nữa hoặc rất dài dòng. Hơn một nửa số từ trong ngôn ngữ này đều có nguồn gốc Hán, nhất là những khái niệm trừu tượng hoặc ít nhiều liên quan đến triết học. Ảnh hưởng của chữ Hán đối với tiếng Đại Hàn và tiếng Nhật cũng quan trọng như thế. Nhưng sau này cả Việt Nam lẫn Đại Hàn đều bỏ chữ Hán đi mà biểu thị âm đọc của chúng bằng hệ thống chữ viết của riêng mình. Điều này có thuận lợi là làm người học dễ tiếp thu những khái niệm trừu tượng này hơn vì chỉ việc học qua mặt âm thanh và ký tự chữ La Tinh (như VN) hay Hangul (Đại Hàn) đơn giản hơn việc nhớ Hán tự rất nhiều. Thành ra việc phổ cập chữ nghĩa dễ dàng tiến hành hơn những nước còn sử dụng Hán tự như Tàu và Nhật. Nhưng việc này cũng có một khuyết điểm chí mạng là khiến người học không còn hiểu sâu sắc về con chữ mình học nữa.

Học sinh Tàu, Nhật học hết lớp 12, thậm chí là bậc Đại học nhiều khi đọc tờ báo hay quyển sách còn không thông. Nhiều người khi đi đường phải mang theo kim từ điển tiếng quốc ngữ. Nhưng phàm chữ gì đã học qua thì hiểu rất kỹ. Còn tình hình ở Việt Nam (và có lẽ Đại Hàn cũng thế) thì không như vậy. Học sinh lớp 1 chỉ cần học qua nguyên tắc ghép âm là có thể đọc được hết mọi chữ mình gặp nhưng về ý nghĩa thì không hiểu gì. Việc này không tạo được phản xạ tương quan giữa âm và nghĩa như trong tiếng Tàu hay tiếng Nhật, khiến học sinh lắm khi đọc từ Hán Việt lên mà chẳng hiểu mình đang đọc cái gì. Đấy là chưa kể trường hợp đồng âm dị nghĩa vốn có số lượng hằng hà sa số của chữ Hán. Điều này dẫn đến nhiều cách sử dụng từ Hán Việt sai mà nhiều người không hề hay biết, thế là nó được truyền từ đời này sang đời khác và điều sai mặc nhiên trở thành đúng.


Chẳng hạn như trên sách báo, hay qua hội thoại người ta thường nhắc đến từ "nhân tài". Hiểu thế nào về từ này? Nhiều người cho rằng nó có nghĩa là người tài (giỏi). Nhưng kỳ thực chữ "tài" ở đây không có nghĩa là tài năng mà là tài như trong tài nguyên, tài liệu. Thành ra "nhân tài" mang nghĩa là nguồn lực con người. Nên cách nói "anh ta là một nhân tài của đất nước" là sai. Đúng ra nó phải được dùng như thế này "đây là một (nguồn) nhân tài quý giá". Tôi nghĩ là thế.


Nhưng dù thế nào đi nữa thì người sử dụng thành thạo vốn từ Hán Việt cũng được xem là "trí thức" hơn. Có người thích lạm dụng nó nên đã phát sinh ra nhiều tiêu cực. Có lẽ vì đó mà đã nảy sinh ra đề xướng "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", hạn chế từ ngoại lai, dùng từ thuần Việt đến mức tối đa có thể. Đây là một hướng tốt nhưng không dễ gì thực hiện bởi phần lớn khái niệm quan trọng mà tiếng Việt cần có thì chữ Hán đã nắm giữ cả rồi. Sách giáo khoa ở Nhật dạy rằng chữ Hán tuy là thứ chữ ngoại lai nhưng từ lâu dân Nhật đã xem nó là một bộ phận của chữ quốc ngữ và không thể tách rời. Chính nó đã và đang nâng đỡ cho sự phong phú của tâm hồn Nhật Bản.


Biến cái hay của người thành cái hay của mình thế mới tài.


Trong tiếng Việt có một chữ cái khá đặc biệt. Đặc biệt bởi cách phát âm của nó mà sau này người ta vì một sự gì đấy mà cố tình đọc trại đi. Nó là chữ "Q". Khi ghép với "U" thành "Qu" người ta đọc là âm "quờ" (lại dùng chính nó định nghĩa về nó . Nếu không biết "qu" đọc là gì thì làm sao đọc được "quờ" nhỉ? ). Nhưng khi đứng một mình thì nó lại khá nhiễu sự. Nghe các cụ dạy ngày xưa chữ này đọc là "Ku" (Koo như trong tiếng Anh) hay "Cu" nhưng không hiểu vì sợ phạm húy cái gì đấy trong tiếng Việt mà người ta lại cố tình đọc lệch đi, sau thành "qui" hay "quy". Thực ra cách đọc "quy" là đọc theo tiếng Pháp của chữ cái "Q" này. Hình như sau này người ta dạy học trò trong sách vở rằng "Q" đọc là "quy" nhưng ngày xưa các cụ lại học rằng "Q" = "Ku". Lộn xộn, trong một hệ thống phát âm của người Việt lại lẫn cách đọc của tiếng Pháp vào là sao nhỉ. "Quy" mặc nhiên đứng giữa A Bờ Cờ như một thằng Tây xâm lược đứng giữa các anh bộ đội cụ hồ.



Hệ thống phát âm của tiếng Việt cũng có nhiều điểm khó hiểu. Chữ "Ă" đọc là "Á" thì tại sao "Con cá" không được ghi là "Con că"??? "Bắt bớ" không được ghi là "bắt bấ" ? Lạ quá nhỉ. Trong tiếng Nhật, chữ nào ghi ra được là người ta đọc được hết, nhưng tiếng Việt thì chưa hẳn thế. Đố ai đọc được những từ như "hểt" , "chềt", "cẳ",.... Vậy mà người ta cứ hay so sánh giữa tiếng Việt và những thứ tiếng khác là chỉ cần ghép chữ lại là đọc được. Như đã thấy trên, điều này không đúng hoàn toàn.


Phần III.  Nói về yếu tố Hán Việt thì không thể không nhắc tới hiện tượng đồng âm dị nghĩa của nó. Có rất nhiều chữ khác nhau, ý nghĩa khác nhau nhưng lại đọc giống nhau. Nghe đâu ngày xưa cụ Lê Quý Đôn tự phụ mình là người hay chữ nhất thiên hạ, ai có chữ gì không rõ thì đến mà hỏi cụ. Vì thế mà có nhiều người không ưa. Hôm nọ có cụ già đến nhừ cụ Lê Quý Đôn viết cho chữ "chi". Thế là cụ Đôn tịt ngòi vì chẳng biết chữ chi nào để mà viết, từ đó bớt kiêu căng hơn. Tuy chuyện bắt bẻ của cụ già kia cũng chẳng hay ho gì nhưng đó là việc lợi dụng tính chất đồng âm dị nghĩa của chữ Hán. Một âm Hán có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như "vũ" có rất nhiều nghĩa khác nhau mà người Việt ngày nay không cần học chữ Hán cũng biết được: vũ biền; lông vũ, mưa, nhảy múa,...

Tương tợ như thế, vì Nhật Bản là nước chịu ảnh hưởng của chữ Hán nên trong tiếng Nhật cũng có rất nhiều yếu tố gốc Hán như thế. Thành ra tiếng Nhật có rất nhiều từ đồng âm dị nghĩa mà chỉ có thể phân biệt được khi viết chữ Hán ra hay sự lên xuống của ngữ điệu khi nói. Vì vậy mà dù rất muốn nhưng người Nhật không thể nào bỏ chữ Hán để dùng chữ La Tinh như Việt Nam được. Đó là đặc thù của ngôn ngữ, không thể nói là sự hay dở của một quốc gia. Tiếng Việt có cái may mắn là rất phù hợp với ký tự La Tinh. Nếu tiếng Nhật bỏ chữ Hán đi thì cũng giống như tiếng Việt không có dấu. Về mặt ý nghĩa rất dễ nhầm lẫn.


Người Việt hay có thói quen "sẽ hậu tạ" khi người làm ơn gì đó cho ta. Nhưng kỳ thực từ "hậu tạ" ở đây rất mơ hồ vì không rõ nó nằm ở nghĩa nào cả. Có thể đó là "tạ sau", "trả ơn sau" nhưng "hậu" cũng có thể như trong "hậu hĩnh" hay "hậu đãi" lắm chứ. Thế nên khi làm ơn cho ai ta chỉ mong được "tạ hậu hĩnh" thôi chứ không cần "tạ sau"  làm gì.


Một hiện tượng khác cũng hay thấy trong tiếng Việt và ít hơn ở tiếng Nhật là sự biến âm của cùng chữ Hán. Có lắm từ bình thường đọc là thế này nhưng trường hợp khác lại đọc thế khác. Dĩ nhiên ở đây không đề cập đến sự biến âm do thói quen như "vũ-võ", "nhân-nhơn", "huỳnh-hoàng",....mà là sự biến âm làm thay đổi ý nghĩa của từ. Chẳng hạn khi lật từ điển Hán Việt của sư Thiều Chửu thì thấy


đọc là thượng (phía trên), một âm khác đọc là thướng (nhìn từ trên xuống).

đọc là tương (những gì chưa xảy đến như tương lai), nhưng lại có âm khác là tướng (người dẫn đầu quân đội chỉ huy sĩ tốt).

đọc là tương (tác động qua lại lẫn nhau như tương hỗ, tương giao) nhưng một âm khác là tướng (hình tướng, tướng mạo).

Những trường hợp thế này không thiếu trong tiếng Việt mà có lẽ người ngày nay cũng ít ai để tâm làm gì vì không có mục đích thực dụng với nó.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Win XR


P.S : bộ mới của ta.... ta thjk kiểu quần áo "bụi bặm" thế nì kaka ......




------------------------------------------------------------------
Vụ thử máy ảnh của otou-sama











Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

DECLAN GALBRAITH Album 1
















Profile DECLAN GALBRAITH




Có bao giờ bạn được nghe lại những ca khúc bất hủ một thời nhưng lại được thể hiện bằng một phong cách hoàn toàn độc đáo và mới lạ ?

Có bao giờ bạn tự hỏi chàng ca sĩ có khuôn mặt dễ thương và nụ cười thiên thần ấy là ai ?

Đó chính là Declan Galbraith - thần đồng âm nhạc người Anh (19/12/1991)

Declan Galbraith đã được biết đến từ nhỏ với khả năng ca hát "thiênbẩm". Nhưng hiện tại, khi đã 19 tuổi và sở hữu một gương mặt rất đẹptrai thì độ "hot" của Declan không chỉ ở châu Âu mà còn lan ra toàn thế giới.

Declan Johnethan Galbraith (sinh ngày 19 tháng 12, 1991 tại Hoo St Werburgh, Kent) là ca sĩ người Anh gốc Ireland và Scotland. Anh là người nổi tiếng với khả năng kiểm soát và điều khiển được phạm vi giọng hát của mình, cũng như có thể thể hiện và thích ứng được với các thể loại nhạc khác nhau.

Tuy “tuổi nhỏ” nhưng thành công của Declan thì không nhỏ chút nào đâu. Với giọng hát thiên phú của mình, Declan đã chinh phục biết bao nhiêu trái tim người hâm mộ ở khắp các độ tuổi ở nhiều nơi trên thế giới . Đặc biệt là Đức. Pháp, Trung Quốc,..và dĩ nhiên là cả Việt Nam nữa.. Very Happy

Với phong cách thể hiện hoàn toàn mới lạ, rất độc đáo và riêng biệt. Declan đã đem đến cho người nghe một thứ âm nhạc thật kỳ lạ- Cũ mà Mới.

Hiện nay, Declan đã có 3 album và 2 single. Cả 3 album đều là những ca khúc hit “từ cổ đến kim” và đạt nhiều thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng của Ireland, Đức và Pháp.

Declan Galbraith’s biography

Danh sách album và đĩa hát


  • Declan (2002)
  • Thank You (2006)
  • You and Me (2007)

Đĩa đơn

  • "Tell my why" (2002)
  • "Love of My Life" (2007)
  • "Ego You" (2007)

Declan Galbraith sống cùng gia đình tại Anh, trong 1 thị trấn nhỏ, gần Rochester, quận Kent. Ông Alec, cha của Declan, là người gốc Scotland, trong khi mẹ của cậu lại xuất thân từ 1 đại gia đình Ireland. Bà là 1 trong 2 chị em gái sinh đôi trong 1 gia đình có 14 người con. Ông của Declan, người mà cậu gọi trìu mến là Poppy Ben, đã từng hát trong 1 ban nhạc và chơi rất nhiều nhạc cụ, thường dẫn Declan đến các buổi hòa nhạc của ông mang tên Fleadhs.



Declan nhớ lại: “Tôi đã từng ngồi hàng giờ liền để xem và thưởng thức các bài hát của Poppy Ben và các nhạc sĩ khác”. Sự pha trộn ấn tượng giữa âm nhạc truyền thống Ireland và Scotland đã tạo nguồn cảm hứng cũng như tác động lớn đến những cảm thụ âm nhạc đầu đời của Declan.

Lúc mới 7 tuổi, Declan đã được công chúng thừa nhận trong lần đầu tiên tham gia biểu diễn tại lễ hội thường niên của Rochester Dickens. Đó là lễ hội diễn ra trong 2 ngày, nơi mà tất cả mọi người có thể tham gia ca hát trong những trang phục vào thời nữ hoàng Victoria nhằm tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Charles Dickens cũng như những những gắn bó của ông với thị trấn quê nhà. Cậu bé Declan lúc ấy đã mặc một bộ trang phục hình ống khói và cất tiếng hát khiến cả đám đông ngây ngất. Ngay sau lễ hội đó, cậu đã bắt đầu tham gia vào các cuộc thi tài năng tại địa phương. Và chỉ trong vòng 1 năm cậu đã giành được 15 danh hiệu ca hát và hơn 1000 bảng Anh. Cậu cũng rất khôn ngoan khi gửi tiết kiệm toàn bộ số tiền thắng giải sau khi đã mua cho mình vài trò chơi điện tử, 1 quả bóng rổ cùng 1 trái banh mới tinh.

Sau nhiều năm trôi qua, giờ đây Declan đã bắt đầu sự nghiệp ca hát thực thụ. Siobhan Galbraith, mẹ của Declan cho rằng: “Là bậc cha mẹ, mối lo lớn nhất của tôi là đảm bảo sao cho dù Declan có tài năng và thành công nhưng con tôi vẫn có được một tuổi thơ như bao đứa trẻ khác. Chúng tôi biết nó có 1 tài năng phi thường trong ca hát và nó sẽ đạt được thành công hơn nữa”.
Từ thành công của cậu trong những cuộc thi, nhiều công ty thu âm nổi tiếng đã sớm biết đến Declan và cậu đã có được hợp đồng thu âm đầu tiên của mình tại Anh. Bản thu âm đầu tiên “Walking In The Air” (Đi giữa không trung) của Declan được phát hành trong album tuyển tập những bài hit của giáng sinh (trong album còn có các giọng ca của Westlife, Elton John và Elvis Presley).
Declan thích hát trên sân khấu trước khán giả. Buổi biểu diễn đáng nhớ nhất của cậu là lần biểu diễn trong buổi hoà nhạc của Elton John trước hơn 22000 khán giả.




Declan tâm sự: “Cho đến bây giờ tôi đã cảm nhận được niềm đam mê ca hát của mình. Hiện tại tôi chơi ghi-ta và piano cũng như bắt đầu sáng tác các bài hát của riêng mình, tôi hi vọng sẽ sớm có 1 album thu âm toàn bộ các bài hát mình sáng tác. Đến một ngày nào đó tôi cũng sẽ phát triển thêm các kỹ năng khác của mình và đó có lẽ là khả năng diễn xuất.”

Declan quyết tâm đứng vững trên đôi chân mình cũng như nhận thấy việc học hành là rất quan trọng. Cậu luôn cố gắng sắp xếp thời gian để luyện tập thanh nhạc mỗi ngày.

Album đầu tiên của Declan với những bài hát truyền thống của Ai-len và 1 số bài đặc biệt viết cho cậu đã thành công lớn và có mặt trên các bảng xếp hạng tại Vương Quốc Anh và Ai-len. Một thành công nữa đến với cậu trong chuyến lưu diễn vòng quanh đất nước cùng các giọng ca trẻ với những buổi diễn phá vỡ kỷ lục thế giới Guinness. Đó là tại sân vận động Odyssey Arena, Belfast vào tháng 12 năm 2002, khi Declan hát cùng với 10000 trẻ em và được kết nối trực tiếp qua sóng radio, cũng như vệ tinh với hơn 80000 thiếu nhi trong các trường học trên khắp nước Anh, tất cả đã cùng Declan lập nên kỷ lục khi hát 1 bản hợp ca lớn nhất thế giới.

Với album mới, Declan bộc bạch: “Tôi thích thu âm những bài hát có ý nghĩa với tôi cũng như với các khán giả. Tôi đã ghi âm nhiều loại bài hát khác nhau như “Tears In Heaven” (Nước mắt trên thiên đàng), “Love Of My Life” (Tình yêu của đời tôi), “Nights In White Satin” (Những đêm tại White Satin) và “An Angel” (Thiên thần), những bài hát đòi hỏi phải có sự rung động cũng như chất giọng. Tôi thích loại âm nhạc như thế”.

Tài năng phi thường cùng sự nổi tiếng đã giúp Declan ký được hợp đồng thu âm với Haim Saban, 1 người có thế lực trong ngành truyền thông, và Ron Kenan, giám đốc của 1 nhãn hiệu thu âm mới - tập đoàn âm nhạc Saban đã chọn nước Đức là nơi đầu tiên trên thế giới để ra mắt album sản xuất đầu tiên của mình với nhãn hiệu Âm Nhạc Starwatch. Declan đã hát 1 loạt bài nổi tiếng theo phong các riêng của cậu. “Đây là album tuyển tập các ca khúc bất hủ yêu thích của tôi. Tôi muốn gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các tác giả đã cho ra đời những bài hát tuyệt vời này và những nghệ sĩ thiên tài đầu tiên đã hát những bài hát ấy và để lại dấu ấn không phai.” Declan nói tiếp rằng: “Niềm mơ ước lớn nhất của tôi đơn giản chỉ là được hát những bài hát mà mọi người yêu thích”.

Nếu như ai đã nghe hết 2 album của Declan thì sẽ hoàn toàn đồng ý rằng những bài hát mà cậu đã trình bày đều là những bài nổi tiếng, được nhiều người biết đến và đã được hát bời nhiều ca sĩ, ban nhạc rất nổi tiếng trên thế giới.



Album đầu tay “Declan” phát hành năm 2002, đó là 1 tập hợp các bài hát rất phổ biến tại xứ sở xương mù Anh quốc, đặc biệt được các ca sĩ theo dòng nhạc Celtic trình bày rất nhiều như như “Carickfergus”, “Amazing Grace”, “Angels”…cùng với các ca khúc nổi tiếng khác như “Imagine” (John Lennon), “I’ll Be There” (Mariah Carey)…Quả là ấn tượng đối với 1 cậu ca sĩ nhí chỉ mới 11 tuổi lúc bấy giờ.

Nghe tất cả 14 bài hát trong album này, bạn sẽ bắt gặp 1 giọng hát trong trẻo, hồn nhiên trời phú. Cách mà Declan hát cũng không giống như các ca sĩ từng trình bày những bài hát này trước đây. Lúc thì cao vút khi thì như thỏ thẻ rất dễ gần và dễ cảm, hoàn toàn không thiên về lối trình bày “kỹ thuật”. Bài hát cuối trong album “Declan” là bài hát rất dễ thương phù hợp với chất giọng của cậu.
“Twinkle Twinkle Little Star (Declan’s Prayer)” dựa trên 1 bài hát được nhiều trẻ em rất yêu thích “Twinkle twinkle Little Star”. Nếu như bạn có trong tay tuyển tập “100 Sing-Along Favorites For Kids” để so sánh giữa cách hát của Declan và các bé thiếu nhi khác thì sẽ rất bất ngờ với chất giọng của cậu: thật mượt mà, ấm áp và rất truyền cảm. Cách phối âm của bài này rất hay! Những âm thanh được phát ra từ chiếc hộp âm nhạc khi được lên dây cót (spring in watch), nghe rất vui tai. Và âm thanh ấy được sử dụng để mở đầu cho “những lời nguyên cầu của Declan”

Twinlke twinkle little star, Sao nhỏ lấp lánh ơi

How I wonder what you are? Mình tự hỏi bạn là chi?

Looking at your magic light, Mà sao ánh lấp lành huyền ảo của bạn
Watching over us tonight. Cứ ngắm nhìn bọn mình đêm nay
Before my dreams take me away, Trước lúc những giấc mơ đưa mình bay xa
I kneel beside my bed and pray Mình đã quỳ bên giường và khấn cầu
For all the children in the dark, till tomorrow, Cho mọi em thơ trong bóng đêm, cho đến tận đêm mai
Twinkle little star. Bạn vẫn dõi theo nhé sao nhỏ lấp lánh
Promise me you’re twinkle little star. Hứa với mình bạn sẽ luôn là sao nhỏ lấp lánh
Cos everybody needs a little star. Vì mọi người đều cần đến 1 ngôi sao nhỏ xinh như bạn.



“Thank You” - album thứ hai của Declan phát hành năm 2006 - như 1 lời cám ơn cũng là 1 món quà dành cho các fan sau 4 năm kể từ album đầu tiên. Tất cả 15 ca khúc trong album này đều là những bài Declan cover của những ban nhạc/ca sĩ nổi tiếng. Chất giọng của Declan cũng đã hơi khác so với với trước.

“An Angel” của The Kelly Family là bài hát đầu tiên trong album này. Nếu như mọi người đã quen với 1 giọng nữ trong The Kelly Family hát rất thành công thì Declan với giọng hát “thiên thần” đã truyền cảm hứng cho người nghe không kém gì bài hát gốc. Cũng dễ hiều, vì giờ giọng hát của Declan thay đổi theo sự thay đổi của tuổi mới lớn, giọng rất lạ đôi khi người nghe sẽ nhầm lẫn là giọng của 1 nữ ca sĩ. Đó chính là điều đặc biệt tạo nên giọng hát khác thường của cậu.

Với những fan của rock, không ai không biết đến Queen và Freddie Mercury nổi tiếng. Những bài hát của Queen luôn được mọi người yêu thích theo thời gian. Như Declan đã nói, cậu luôn muốn trình bày những ca khúc do mình sáng tác, nhưng trên hết vẫn là những bài hát được đông đảo mọi người biết đến và yêu thích. Và“Love Of My Life” chính là 1 ví dụ rõ ràng cho quan điểm của Declan. Có thể các fan của Queen sẽ cảm thấy khó chịu nếu 1 ca sĩ/ban nhạc nào đó trình bày lại các bài hát của Queen mà không thành công. Mình cũng là 1 fan của Queen. Thật bất ngờ khi Declan hát lại “Love Of My Life” theo một phong cách pop ballad. Cậu đã trình bày rất thành công bài hát này mà hoàn toàn khác xa với lối thể hiện của Freddie Mercury

Album đầu tay cùng tên của Declan phát hành năm 2002

Love of my life, you’ve hurt me / You’ve broken my heart and now you leave me / Love of my life, can’t you see / Bring it back, bring it back / Don’t take it away from me / Because you don’t know what it means to me

Tình yêu của đời anh, em đã làm tổn thương và tan nát trái tim này để rồi giờ em rời xa anh. Tình yêu của đời anh, em không thể hiểu ư, hãy quay trở lại, trở lại với anh, đừng đem tình yêu đôi ta ra đi. Vì em không hiểu được nó có ý nghĩa với anh như như thế nào đâu…
Ngoài ra, Declan còn cover các ca khúc “Nights In White Satin” (The Moody Blues), “Tears In Heaven” (Eric Clapton), “Bright Eyes” (Art Garfunfel), “House Of The Rising Sun” (Bod Dylan), “Saved By The Bell” (The Bee Gees), “David’s Song (Who’ll Come With Me)” (The Kelly Family), “All Out Of Love” (Air Supply), “How Could An Angel Break My Heart?” (Toni Braxton), “Vincent (Starry Satrry Night)” (Julio Iglesias)…

Album thứ 2 “Thank You” ra mắt khán giả vào ngày 1 tháng 12 năm 2006.
Album thứ 3 “You and Me” ra mắt vào ngày 23 tháng 11 năm 2007


Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Win Xitrumy Rhindon 2

Anh? moi nhat' . Qua? dau ThoTimCan .................................. Oh Yeah!!!!!!!!!!!!... Ca2 ben da i xi` roi`. Ca dang` sau cung~ ok lun her her ............THOTIMCAN
P/S ; TA GHET CHUP ANH








Hội Những Kẻ Không Thể Sống Thiếu Danmei

Hội Những Kẻ Không Thể Sống Thiếu Danmei